Bí quyết và quy trình mở mỏ cho gà chọi đúng kỹ thuật

Mở mỏ chính là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển của các chú gà chọi. Đặc biệt, đây cũng là một trong những cách giúp sư kê đánh giá được chú gà chọi này có phù hợp để thi đấu hay không. Vậy mở mỏ cho gà chọi là gì? Cách mở mỏ đúng kỹ thuật sẽ như thế nào? Hãy cùng nhà cái Sv388 đi tìm đáp án chính xác và các thông tin liên quan trong bài viết sau đây.

Vài nét về mở mỏ cho gà chọi – Trận chiến đầu tiên của chiến kê

Mở mỏ hay khai mỏ là trận chiến đầu tiên của các chú gà chọi tơ – chiến kê tương lai. Trong trận đấu này, các sư kê sẽ cho chú gà chọi tơ đấu với một chú gà chọi khác. 

Dựa vào sức chiến đấu và lối ra đòn của chiến kê, sư kê sẽ đánh giá được: Điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng, khả năng chiến đấu, cần phát triển yếu tố nào,…. Cuối cùng, sư kê sẽ quyết định là có tiếp tục nuôi chú gà chọi này để thi đấu hay không. 

Xem Thêm  Hướng dẫn nuôi gà ở thành phố – Khi diện tích nhỏ hẹp
Vài nét về mở mỏ cho gà chọi - Trận chiến đầu tiên của chiến kê
Vài nét về mở mỏ cho gà chọi – Trận chiến đầu tiên của chiến kê

Thời điểm phù hợp và lý tưởng để mở mỏ cho gà chọi

Theo kinh nghiệm của các sư kê chuyên nghiệp, thời điểm phù hợp nhất để mở mỏ cho gà chọi là lúc chúng được 8 – 9 tháng tuổi. Bởi đây là thời điểm gà chọi tơ mới lớn, biết gáy và đã khô hết phần lông máu. Các sư kê tuyệt đối không được mở mỏ cho gà quá sớm hoặc quá trễ. 

  • Mở mỏ cho gà quá sớm: Thể chất của các chú gà chọi vẫn chưa phát triển toàn diện.
  • Mở mỏ cho gà quá trễ: Các chú gà chọi đã quá thời điểm đẹp để huấn luyện và thi đấu đá gà.
Thời điểm phù hợp và lý tưởng để mở mỏ cho gà chọi
Thời điểm phù hợp và lý tưởng để mở mỏ cho gà chọi

Quy trình mở mỏ cho gà chọi đúng kỹ thuật

Mở mỏ là giai đoạn quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu của các chú gà chọi sau này. Chính vì vậy, sư kê không được lơ là và phải thực hiện mở mỏ gà chọi đúng kỹ thuật. Quy trình mở mỏ gà chọi đúng kỹ thuật cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi mở mỏ cho gà chọi

Trước khi bắt đầu trận đấu mở mỏ, sư kê phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho gà chọi. Bên cạnh thức ăn quen thuộc hàng ngày, sư kê cần bổ sung thêm vitamin, kháng sinh,…. cho gà. Với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú gà chọi chắc chắn sẽ trở nên cứng cáp hơn rất nhiều.

Xem Thêm  Gà lai chọi có đặc điểm gì? Kinh nghiệm nuôi gà chọi hiệu quả

Ngoài ra, sư kê cũng hãy cho chú gà chọi tơ tập luyện trước khi chính thức mở mỏ. Sư kê nên “nhử” nó bằng cách sử dụng các chú gà nhỏ hơn với tần suất 1 lần/ ngày. Trong mỗi lần “nhử”, sư kê cần theo dõi và chỉ cho chúng mổ đối thủ từ 1 – 2 cái. Cách này sẽ giúp gà chọi tơ nắm được các kỹ năng thi đấu, hiếu chiến và hăng hơn. Tuy nhiên, sư kê lưu ý là không được để gà chọi tơ bị đá trong quá trình “nhử”. Bởi bị đá quá nhiều sẽ khiến chúng “nhát đòn” và không thể thi đấu được trong tương lai.

Bước 2: Lựa chọn đối thủ để gà chọi tơ mở mỏ

Đối với đối thủ để gà chọi tơ mở mỏ, sư kê phải chọn kỹ và không được chọn bừa. Sư kê nên chọn đối thủ có cùng độ tuổi, cân nặng, chiều cao, kinh nghiệm thi đấu,… với chiến kê tương lai. Điều này sẽ tạo được thế cân bằng cho cả 2 chú gà chọi trong trận đấu mở mỏ.

Sư kê tuyệt đối không được chọn đối thủ là những chú gà chọi đã có kinh nghiệm chiến đấu. Bởi đối thủ này có thể khiến gà tơ bị vỡ đòn, không dám phản đòn và ảnh hưởng đến lối đá của nó sau này.

Quy trình mở mỏ cho gà chọi đúng kỹ thuật
Quy trình mở mỏ cho gà chọi đúng kỹ thuật

Bước 3: Thời gian diễn ra trận đấu mở mỏ cho gà chọi

Trong trận đấu mở mỏ, cả hai chú gà đều chưa có kinh nghiệm nên sẽ mất sức rất nhanh. Trận đấu tốt nhất chỉ nên diễn ra trong khoảng từ 1 – 3 hồ ( 5 – 8 phút/ hồ).

Xem Thêm  Gà mồng vua là gì? Nuôi giống gà chọi này có tốt hay không?

Trong quá trình trận đấu diễn ra, sư kê cần quan sát kỹ chú gà chọi tơ của mình. Từ đó, sư kê sẽ đánh giá và quyết định được là có nên tiếp tục “đầu tư” hay không.

Bước 4: Chăm sóc gà chọi tơ sau khi mở mỏ

Sau trận đấu mở mỏ, chú gà chọi tơ thường sẽ gặp chấn thương và có nguy cơ cao mắc các bệnh nấm, tiêu hóa,… Do đó, sư kê cần vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của chú gà chọi.

Bước 5: Luyện tập và huấn luyện cho gà chọi sau khi mở mỏ

Nếu quyết định tiếp tục “đầu tư” cho chú gà chọi tơ, sư kê cần tập trung luyện tập và huấn luyện vần đòn, vần hơi,… cho nó. Đối với việc huấn luyện vần đòn – vần hơi, sư kê có thể tham khảo kế hoạch sau:

  • Lần 1: Huấn luyện 1 hồ vần đòn, sau đó cho gà nghỉ 12 ngày.
  • Lần 2: Huấn luyện 30 phút vần hơi và 5 phút vần đòn, sau đó cho gà nghỉ 10 ngày.
  • Lần 3: Huấn luyện 2 hồ vần đòn, sau đó cho gà nghỉ 5 ngày.
  • Lần 4: Huấn luyện 30 phút vần hơi và 5 phút vần đòn, sau đó cho gà nghỉ 15 ngày.
  • Lần 5: Huấn luyện 3 hồ vần đòn, sau đó cho gà nghỉ 18 ngày.
  • Lần 6: Huấn luyện 90 phút vần hơi và 5 phút vần đòn, sau đó cho gà nghỉ 15 ngày.
Luyện tập và huấn luyện cho gà chọi sau khi mở mỏ
Luyện tập và huấn luyện cho gà chọi sau khi mở mỏ

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh mở mỏ cho gà chọi đã được Sv388 tổng hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về giai đoạn quan trọng này của các chú gà chọi. Bạn đừng quên truy cập Sv388 để khám phá thêm các thông tin thú vị khác về gà chọi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *